Friday, July 13, 2018

Giận | Thích Nhất Hạnh - Cách thấu hiểu và chuyển hoá cơn giận

Giận | Thích Nhất Hạnh - Cách thấu hiểu và chuyển hoá cơn giận

Sách nói: Giận
Tác giả: Thích Nhất Hạnh
Một người mà lời nói đầy sân hận, căm hờn là vì người ấy đang vô cùng đau khổ. Vì đau khổ mà người ấy nói ra những lời chua chát, cay đắng, trách móc khiến cho ta khó chịu và tìm cách xa lánh. Muốn thấu hiểu và chuyển hóa cơn giận thì phải học phép thực tập hạnh lắng nghe với tâm từ bi và sử dụng ái ngữ. Có một vị Bồ Tát có khả năng lắng nghe với tâm từ bi rộng lớn, đó là Bồ Tát Quán Thế Âm. Chúng ta phải thực tập hạnh lắng nghe sâu như Ngài thì mới có thể hướng dẫn một cách cụ thể khi một người đầy sân hận tìm đến xin giúp đỡ để tái lập truyền thông.

Lắng nghe với tâm từ bi có thể làm người khác bớt khổ. Tuy nhiên, mặc dầu có nhiều thiện chí ta cũng khó lắng nghe một cách sâu sắc nếu ta không thực tập lắng nghe với tâm từ bi. Nếu ta có thể ngồi yên và lắng nghe người ấy với tâm từ bi chỉ trong một giờ thì ta có thể làm vơi bớt khổ đau của người ấy rất nhiều. Ta lắng nghe với một mục đích duy nhất là để cho người kia có cơ hội giãi bày tâm tư và nguôi bớt khổ đau.

Phải lắng nghe thật chăm chú. Phải lắng nghe với tai, với mắt, với cả thể xác lẫn tâm hồn. Nếu ta chỉ giả vờ lắng nghe, nếu ta không lắng nghe hết mình thì người kia sẽ nhận ra ngay và khó mà vơi bớt khổ đau. Phải luôn luôn giữ tâm từ bi trong khi lắng nghe. Muốn vậy trong khi lắng nghe ta phải theo dõi hơi thở chánh niệm và duy trì ý hướng muốn giúp người kia.

Lắng nghe với tâm từ bi là một phép thực tập rất sâu sắc. Ta lắng nghe mà không phán xét, không trách móc. Ta lắng nghe chỉ vì ta muốn giúp người kia vơi bớt khổ đau. Người kia có thể là cha, là mẹ, là con trai, con gái, là vợ hay chồng của ta. Thực tập lắng nghe sâu sắc chắc chắn có thể giúp người khác chuyển hóa sân hận và khổ đau của họ.

(Lắng nghe với tâm từ bi làm vơi bớt khổ đau)
Nguồn: Diệu Pháp Âm

😀Đăng ký theo dõi kênh để xem video mới nhất: https://goo.gl/fy4ZZG
😀Link kênh: Youtube Channel: https://goo.gl/VDzK3H
😀Facebook: https://www.facebook.com/hmbuddhism
Chúc quý Phật tử và chúng sanh sức khỏe, an lạc, thành tựu mọi tâm nguyện.
Không Diệt Không Sinh Đừng Sợ Hãi - HT Thích Nhất Hạnh. BUÔNG BỎ CĂNG THẲNG (HAY QUÁ) - THIỀN SƯ THÍCH NHẤT HẠNH. Trong vòng sinh diệt | Những bài thuyết giảng về vô thường và chấm dứt nỗi khổ|Ajahn Chah. NHẠC THIỀN - TĨNH TÂM - AN NHIÊN TỰ TẠI. Cởi Bỏ Sự Trói Buộc _ Thầy Thích Nhất Hạnh. Hương vị của giải thoát| Ajahn Chah. Hạnh Phúc Đến Từ Sự Biến Mất| Tiêu Trừ Bản Ngã Để Đạt Phúc Lạc Vô Tận - Ajahn Brahm. Phép Lạ Của Sự Tĩnh Thức - Thiền sư Thích Nhất Hạnh. Thích Nhất Hạnh 2018 Mới nhất | Làm Sao Để Nuôi Dưỡng Tâm Bình Yên (Hay quá). Mở Rộng Lòng Từ (Quá hay -Sâu sắc) Thầy Minh Niệm Giảng tại Tu Viện Như Giác. Thiền ngay bây giờ|Nhận thức đúng hơn về Thiền - S.N Goenka. Đầu Tư Tương Lai Cho Chính Mình - Thiền Sư Thích Nhất Hạnh. Nghệ Thuật Nói Chuyện - Thiên Thần Bảo Hộ - Thiền Sư Thích Nhất Hạnh. Đừng Coi Thường Phiền Não. Nghệ Thuật Ngồi Yên Tĩnh Tâm - Thầy Thích Nhất Hạnh. Trái Tim Mặt Trời - Thiền sư Thích Nhất Hạnh. Bài phỏng vấn thiền sư Thích Nhất Hạnh chấn động phương Tây. Bát Chánh Đạo - Con Đường Đến Hạnh Phúc|Thiền sư Bhante Henepola Gunaratana. Thấy Biết: Bây Giờ Và Ở Đây | Pháp thoại của Ni sư Ayya Khema. Thích Nhất Hạnh 2018 Mới nhất | Phương pháp chuyển hóa Nỗi Khổ Niềm Đau. Tĩnh Lặng|Silence| Thích Nhất Hạnh | Sức mạnh tĩnh lặng trong thế giới huyên náo. An lạc từng bước chân | Phương pháp thực tập hạnh phúc - Thích Nhất Hạnh. Làm Cho Tâm Ý Lưu Thông - Thiền Sư Thích Nhất Hạnh. Ai mua xe rác「Ajahn Brahm」54 câu chuyện Thiền - Thích Trí Siêu. Nhân Quả Giải Theo Phật Giáo | Hạnh Đoan sưu tầm và biên dịch -. Tuệ Giác Trong Đời Sống [ nên nghe ] || Sư Minh Niệm mới nhất 2018. Tâm Tĩnh Lặng | Ajahn Chah. Không Diệt Không Sinh Đừng Sợ Hãi|Thích Nhất Hạnh - No death, no fear. Tu Trong Công Việc|Phương pháp giải quyết khó khăn nơi công sở theo Trí tuệ Phật giáo. Thân và Tâm |Ajahn Chah - Tìm về bản chất thật của chính mình. Thương Yêu Theo Phương Pháp Bụt Dạy - Thiền sư Thích Nhất Hạnh.

No comments:

Post a Comment